Cách chọn kem chống nắng phù hợp

Đọc các bài trước để biết thêm kiến thức về Kem chống nắng nhé các nàng. ^^ Bài này tớ chỉ chia sẻ về kem chống nắng phù hợp với từng loại da thôi.

Kem chống nắng cho da nhạy cảm:

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô:

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

* Gợi ý 1 số loại kem chống nắng cho da dầu:

  • Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock SPF35
  • Skinfood Gold kiwi no sebum SPF35
  • The Face Shop Natural Sun Aqua Sun Gel SPF40
  • The Face Shop Natural Sun Oil Cut SPF40
  • Bioré UV Aqua Rich Watery Essence SPF50

Kem chống nắng cho da mụn:

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

* Vì kem chống nắng cho da mụn nên thận trọng không được chọn linh tinh nên tớ sẽ đưa ra một số gợi ý cho các bạn luôn nhé:

  • Avene High Protection Cleanance Sunscreen SPF30,
  • Skin&Lab Dr.Vita Clinic Fre-C Sun Protector SPF50
  • Dermalogica dòng MediBac Clearing Oil Free Matte SPF30
  • Dermalogica Super Sensitive Shield SPF30

Kem chống nắng khi đi bơi:

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Kem chống nắng khi trang điểm:

Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý (sunblock) để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu thì hãy dùng loại kem chống nắng no-sebum để vừa kiểm soát dầu tốt, vừa có lớp mak-up tốt mà không phải chật vật thấm dầu liên tục nha. No-sebum cũng có loại sunblock mà ^^

Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng đấy. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 3-4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.

chong-nang-khi-trang-diem

Đối với cá nhân tớ – da dầu hỗn hợp,  đa phần tớ dùng đồ của Hàn và một chút của Nhật vì nó hợp với làn da đậm chất Châu Á của tớ, đồ Âu Mỹ tớ rất ít trải nghiệm nên tớ sẽ không đề cập đến nhiều nha.

Với những hôm đi chơi ngoài trời lâu hoặc đi biển thì tớ kem chống nắng vật lý. 2 loại tớ chống thấm nước và lâu trôi tớ hay dùng là The Face Shop Power Long Lasting Sun Cream (SPF45 PA+++) Innisfree Waterproof Perfect Sunblock (SPF50+/PA+++) .

Còn ngày thường thì tớ trung thành với Innisfree Eco safety no sebum sunblock. Vừa chống nắng, vừa kiềm dầu nên tớ mặc nhiên cho em ấy thay em kem lót make-up luôn.

10382833_740350599349120_7168331361585315956_n

11866243_994809400569904_579719017832523646_ninnisfree eco safety sebum subblock SPF 35

Eco Safety No-sebum Sunblock

Kem chống nắng kiềm dầu SPF35
Xuất xứ: Hàn Quốc
Giá bán: 280,000 VND/50ml

Thông tin cơ bản:
– SPF 35 PA+++.
– Oil control
– Chiết xuất dầu hướng dương và trà xanh.
– 100% Mineral Filter. Thành phần 5 free: chất tạo màu, chất tạo mùi, chất bảo quản và dầu khoáng, TALC. Sản phẩm có thể nói là khá lành tính.

Chất kem hơi đặc, màu hồng rất nhạt, có mùi thơm nhẹ nhàng, không phải kiểu mùi kem chống nắng truyền thống.

Thoa lên da phải nói là thấm nhanh cực kì, mong, min, không hề có cảm giác nhờn rít như các loại kem chống nắng khác. Đây là một điểm cộng rất lớn đối với sản phẩm này, hơn hẳn với kem chống nắng của TFS.
Sau khi thoa kem để lại một lớp trắng nhẹ và rất mỏng trên da, cộng với việc kiềm dầu khá là siêu nên em này rất thích hợp để làm kem lót trước khi trang điểm. Quá là tiện dụng luôn heart emoticon

Sau một thời gian sử dụng thì mình thấy cực kì thích, mình thoa kem chống nắng ra ngoài đường toàn vào lúc giữa trưa 11, 12h thôi, nhiều khi quên đeo khẩu trang nhưng vẫn không hề thấy rát da mặt, và da cũng không bị đỏ hay bị sạm đi.

Lala nghĩ các bạn gái da dầu giống mình sẽ cực kì thích sản phẩm này.

 

innisfree eco safety sebum subblock SPF 35

Kem chống nắng – các nàng đừng lơ là

Shop đã có kem chống nắng rồi nhé. Các nàng mau chóng sắm sửa nha (mùa gì cũng cần chống nắng hết nè). 
Shop chia sẻ một vài kiến thức về kem chống nắng để các nàng biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nha.

Kem chống nắng được chia làm 2 loại: Kem chống nắng vật lý (Sun-block) và Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)

*** Kem chống nắng vật lý – Sunblock/ Physical Sunscreen được cấu thành bởi các chất mà khi apply sẽ nằm trên bề mặt da, tạo thành một lớp chắn vững chãi giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Thành phần chính của sunblock là titanium dioxide và zinc oxide (cả 2 đều bảo vệ tốt và ít gây kích ứng cho da). Tuy nhiên sunblock thường có nhược điểm là tạo nên một tấm màng trắng mờ khi thoa lên mặt, nhưng dạo gần đây công nghệ mỹ phẩm tiên tiến đã giúp giảm độ lộ liễu của lớp trắng này, hoặc biến chúng thành những màu hồng, vàng, để hòa quyện với màu da một cách tự nhiên nhất!
Kem chống nắng vật lý bền vững hơn, không bị giảm hiệu quả bảo vệ dưới nắng, không phải bôi lại nhiều lần trong 1 ngày.

*** Kem chống nắng hóa học – Sunscreen/ Chemical Sunscreen hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy chúng trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Có một điều cần lưu ý là sunscreen thường chứa nhiều hóa chất dễ gây kích ứng hơn, nên hạn chế dùng cho da nhạy cảm, hoặc da em bé. Oxybenzone và mexoryl là hai thành phần an toàn của sunscreen, đã được FDA cấp phép sử dụng.

Các chỉ số trên bao bì

SPF
Đây là chỉ số bảo vệ làn da khỏi tia UVB với kem chống nắng (tiếng Anh là Sun Protection Factor). Các nhà khoa học đã đo chỉ số này bằng cách để da tiếp xúc với ánh nắng nhân tạo trong những khoảng thời gian nhất định, khi dùng và khi không dùng kem chống nắng, và ghi lại kết quả.

Giả dụ khi đi dưới nắng, da bạn sẽ bị cháy đỏ sau 5 phút. Như vậy, với mỗi đơn vị SPF, da bạn sẽ được bảo vệ dài hơn 5 phút. SPF15 sẽ bảo vệ da bạn suốt 15×5=75 phút, SPF 30 là 30×5=150 phút.

Tất nhiên, sẽ có những người bị cháy đỏ trong 3 phút, hoặc 20 phút lận, thế nên cùng một tuýp kem chống nắng có chung chỉ số SPF mà có thể bảo vệ được người này lâu hơn, người kia không lâu bằng đấy ạ.

Chỉ số PA
Chính là để chỉ độ bảo vệ làn da khỏi tia UVA kinh khủng đây ạ. Càng nhiều dấu cộng thì cảng bảo vệ được tốt, trên thị trường bây giờ có đến tận PA++++ rồi.  Ngoài ra, một số loại sẽ sử dụng hình ngôi sao thay vì chỉ số PA, 4-5 sao là tốt nhất, ít hơn thì tất nhiên không bằng.

Nếu không thấy đả động gì đến chỉ số PA theo một trong 3 cách trên thì hãy nhanh tay bỏ luôn em ấy ra ngoài giỏ hen.

*** Cách sử dụng kem chống nắng tốt nhất:
* Luôn lắc lọ kem chống nắng trước khi bôi để các thành phần được trộn nhuyễn vào nhau
* Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà 20′ (trước khi makeup và mặc quần áo là chuẩn!)
* Phải sử dụng một lượng đủ, kem chống nắng mới có tác dụng. Cho những ngày nằm dài trên bãi biển hoặc phơi mình dưới nắng, cần một lượng đổ vừa lòng bàn tay người lớn để bôi lên toàn cơ thể nhé (đầy 1 shot glass mà hay dùng để uống rượu cơ í). Còn nếu chỉ cho mặt và cổ không thôi, thì 1/3 chỗ này là okie rồi
Xoa đều cho đến khi không thấy màu trắng trên da nữa là xong! Cách tốt nhất vãn là bôi 2-3 lớp mỏng trên da để không bị khó chịu khi thấy white cast hen.
* Bôi lại sau 2-3 tiếng nếu bạn hì hụp tắm biển hoặc bị mồ hôi chảy ra ròng ròng cuốn hết đi KCN nhé.physical-chemical